CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO BÉ THEO TỪNG ĐỘ TUỔI
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Việc cung cấp đúng và đủ dưỡng chất cho trẻ ở mỗi giai đoạn sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh và đạt được các cột mốc phát triển thể chất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các giai đoạn dinh dưỡng quan trọng từ sơ sinh đến 5 tuổi.
-
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời, chủ yếu cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Trong giai đoạn này, việc duy trì sự gắn kết giữa mẹ và con qua việc cho con bú không chỉ giúp trẻ nhận được dinh dưỡng mà còn tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ trẻ chống lại các bệnh tật. Tuy nhiên nếu sữa mẹ không đủ thì có thể cho bé dùng thêm sữa công thức.
Giai đoạn 6-12 tháng trẻ nên được tiếp tục bú sữa mẹ
-
Lợi ích của sữa mẹ
-
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Sữa mẹ có tất cả các dưỡng chất thiết yếu như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.
-
Tăng cường hệ miễn dịch: Các kháng thể trong sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.
-
Giúp bé phát triển trí tuệ: Omega-3 và DHA trong sữa mẹ hỗ trợ phát triển não bộ.
-
Thời gian cho bé bú
-
Trẻ bú mẹ: Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Khoảng 4 tháng, số lần bú có thể giảm xuống còn 6-8 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.
-
Trẻ bú sữa công thức: Bé được nuôi bằng sữa thay thế nên được cho bú khoảng 6 - 8 lần mỗi ngày, trẻ sơ sinh bắt đầu với 57 – 85g sữa bột cho mỗi lần (tổng cộng khoảng 450 – 680g mỗi ngày). Tương tự với trường hợp trẻ bú sữa mẹ, số lần cho bú sẽ giảm khi bé lớn hơn nhưng lượng sữa thay thế sẽ tăng khoảng từ 170 - 227g/lần.
-
Dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng
Vào khoảng 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bắt đầu vượt quá lượng sữa mẹ cung cấp, và thức ăn bổ sung là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó. Trẻ sơ sinh ở độ tuổi này cũng đã sẵn sàng về mặt phát triển cho các loại thức ăn khác. Các nguyên tắc hướng dẫn cho việc ăn bổ sung phù hợp là:
-
Tiếp tục cho con bú thường xuyên, theo nhu cầu cho đến khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn
-
Thực hành cho ăn theo phản ứng (ví dụ, cho trẻ sơ sinh ăn trực tiếp và hỗ trợ trẻ lớn hơn. Cho ăn chậm và kiên nhẫn, khuyến khích trẻ ăn nhưng không ép buộc, nói chuyện với trẻ và duy trì giao tiếp bằng mắt);
-
Thực hành vệ sinh tốt và chế biến thực phẩm đúng cách;
-
Bắt đầu từ 6 tháng với lượng thức ăn nhỏ và tăng dần khi trẻ lớn hơn;
-
Tăng dần độ đặc và đa dạng của thực phẩm;
-
Tăng số lần cho trẻ ăn: 2–3 bữa mỗi ngày cho trẻ sơ sinh từ 6–8 tháng tuổi và 3–4 bữa mỗi ngày cho trẻ sơ sinh từ 9–23 tháng tuổi, với 1–2 bữa ăn nhẹ bổ sung nếu cần;
-
Sử dụng thực phẩm bổ sung tăng cường hoặc thực phẩm bổ sung vitamin-khoáng chất khi cần thiết; và
-
Trong thời gian bị bệnh, hãy tăng lượng chất lỏng đưa vào cơ thể, bao gồm cả việc cho trẻ bú nhiều hơn và cho trẻ ăn những thức ăn mềm, ưa thích.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
-
Giới thiệu thực phẩm mới từ từ: Mỗi lần chỉ nên thử một loại thực phẩm mới và theo dõi phản ứng của trẻ.
-
Không cho bé ăn thức ăn đặc: Thức ăn đặc có thể khiến trẻ khó tiêu hóa và có nguy cơ bị nghẹt thở.
-
Dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Khi trẻ được 1 tuổi, chúng đã có thể ăn những món ăn giống người lớn. Lúc này, sự đa dạng trong chế độ ăn là rất quan trọng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển. Ví dụ như từ thịt, trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt biệt sữa nguyên kem. Tuy nhiên sữa mẹ và sữa công thức vẫn nên chiếm 70% khẩu phần ăn của bé vì đây là nguồn dinh dưỡng chính giúp bé tăng sức đề kháng và ít ốm vặt hơn.
-
Dinh dưỡng cho trẻ từ 3-5 tuổi
Đây là giai đoạn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ, giúp trẻ gia tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và nâng cao sức khỏe. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sẽ giúp trẻ duy trì sức khỏe và phát huy khả năng học hỏi.
Trẻ cần có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý
Các nhóm thực phẩm cần bổ sung:
-
Tinh bột: Gạo, mì, bánh mì, khoai tây, ngô... cung cấp năng lượng cho trẻ.
-
Chất đạm: Thịt gà, thịt bò, cá, trứng, đậu, sữa, và các sản phẩm từ sữa giúp phát triển cơ bắp và hệ miễn dịch.
-
Chất béo: Dầu thực vật, dầu olive, bơ, các loại hạt giúp phát triển trí não và cung cấp năng lượng.
-
Vitamin và khoáng chất: Rau củ, trái cây, sữa, các loại hạt cung cấp vitamin C, vitamin A, sắt, canxi, và kẽm.
Tóm lại, ở bất kể độ tuổi nào, dù là trẻ sơ sinh hay tuổi mẫu giáo thì dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Mỗi giai đoạn phát triển yêu cầu một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giúp trẻ phát triển toàn diện. Bằng cách cung cấp đầy đủ và hợp lý các dưỡng chất cần thiết, chúng ta có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và đạt được những cột mốc quan trọng trong cuộc đời.